Tầm soát ung thư giúp phát hiện bệnh trước khi triệu chứng xuất hiện, từ đó có kế hoạch chăm sóc sức khỏe và hướng điều trị phù hợp để tăng cơ hội sống. Vậy tầm soát ung thư giá bao nhiêu?
Theo GS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K: “Phần lớn bệnh ung thư đều có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Tuy nhiên, thực tế, hầu hết người bệnh ung thư ở Việt Nam khám và điều trị ở giai đoạn muộn, tỷ lệ chữa khỏi và tỷ lệ sống thấp”.
Với sự tiến bộ của y học hiện đại ngày nay, ung thư có thể phát hiện từ rất sớm ngay cả khi người bệnh chưa có bất kỳ triệu chứng nào. Vì vậy, tầm soát ung thư ngay khi cơ thể khỏe mạnh luôn được các bác sĩ đặc biệt khuyến khích.
Theo bác sĩ Nguyễn Duy Khoa, bệnh viện Ung Bướu Hà Nội cho biết tầm soát ung thư là bước thứ hai của dự phòng ung thư. Cụ thể:
- Dự phòng bước một: Phòng ngừa ban đầu nhằm cố gắng loại trừ hoặc giảm tối đa sự tiếp xúc với các chất gây ung thư để hạn chế xảy ra sự khởi phát bệnh ung thư.
- Dự phòng bước hai: Tầm soát và phát hiện sớm ung thư khi chưa có biểu hiện của bệnh, thậm chí những dấu hiệu của một tình trạng tiền ung thư.
- Dự phòng bước ba: Tìm biện pháp điều trị có kết quả nhằm mục đích tốt nhất đó là kéo dài số năm sống thêm của bệnh nhân.
Trong đó, dự phòng ở bước một và hai là quan trọng nhất giúp phát hiện bệnh sớm, từ đó tăng cơ hội điều trị bệnh để kéo dài sự sống, thậm chí có thể chữa khỏi.
Tầm soát ung thư giá bao nhiêu?
Thực tế, không có một con số cụ thể nào được đưa ra khi nhắc đến chi phí tầm soát ung thư. Chi phí này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Địa chỉ y tế thực hiện tầm soát, các xét nghiệm cần tiến hành, thiết bị y tế phục vụ tầm soát... Vì vậy, để nắm được thông tin chính xác về chi phí tầm soát ung thư hiện nay, bạn nên đến trực tiếp cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn. Bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn, tiền sử bệnh gia đình... để đưa ra các xét nghiệm cần thực hiện, sau đó sẽ thông báo cho bạn về mức phí tầm soát ung thư với tình trạng hiện tại của mình.
Khi quyết định thực hiện tầm soát ung thư, hãy đến các cơ sở chuyên khoa uy tín để được tư vấn làm các xét nghiệm phù hợp, tránh lãng phí tiền bạc. Theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Anh, Trưởng Trung tâm Ung bướu và y học hạt nhân Bệnh viện Nhân dân 115 cảnh báo việc tầm soát ung thư nếu không được định hướng và không có kế hoạch cụ thể sẽ gây tốn kém mà không mang lại hiệu quả, thậm chí sức khỏe của người đi tầm soát cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Các bệnh ung thư cần tầm soát thường xuyên
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc ung đang có dấu hiệu gia tăng theo từng năm. Theo thống kê của Tổ chức Nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC), năm 2018 tại Việt Nam có khoảng 165.000 ca ung thư mới mắc, gần 115.000 trường hợp tử vong và hơn 300.0000 người đang phải chung sống với căn bệnh ung thư. Dự báo con số này sẽ vượt 200.000 người vào năm 2020. Đặc biệt, tỷ lệ tử vong do ung thư tại nước ta tương đối cao, xếp vị trí 56/185 quốc gia và vùng lãnh thổ với tỷ lệ 104,4/100.000 dân.
- Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Văn Tiến, Trưởng Khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, một số bệnh ung thư nên tầm soát thường xuyên như sau:
- Ung thư vú: Phụ nữ nên bắt đầu tầm soát từ tuổi 40.
- Ung thư cổ tử cung: Phụ nữ từ 21 đến 29 tuổi nên làm xét nghiệm Pap (phết tết bào cổ tử cung). Từ 30 đến 65 tuổi cần làm thêm xét nghiệm HPV. Trên 65 tuổi, không cần tầm soát ung thư cổ tử cung nếu các xét nghiệm tầm soát trước đó có kết quả bình thường.
- Ung thư trực tràng: Nên bắt đầu tầm soát thường xuyên từ tuổi 45.
- Ung thư phổi: Những người hút thuốc lá có nguy cơ rất cao nên thực hiện tầm soát sớm
- Ung thư tuyến tiền liệt: Nên tầm soát bắt đầu từ năm 45 tuổi với nam giới có người thân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt và từ 50 tuổi với nam giới có nguy cơ mắc bệnh trung bình.
- Ung thư buồng trứng: Độ tuổi bắt đầu tầm soát là từ 30 đến 35 tuổi và được khuyến cáo cho những bệnh nhân có tiền sử gia đình có người bị ung thư buồng trứng hoặc ung thư vú.
Tuy nhiên, những người có nguy cơ cao như: Người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư, làm việc trong môi trường độc hại, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia... nên thực hiện tầm soát ung thư sớm hơn để được bác sĩ tư vấn, theo dõi sức khỏe.
Ngoài ra, ung thư cũng đang trở thành gánh nặng tài chính với gia đình người bệnh với cả toàn xã hội. Chia sẻ về gánh nặng ung thư, TS - BS Bùi Vinh Quang, Giám đốc BV Ung bướu Hà Nội cho biết, trước khi điều trị bệnh ung thư, việc chẩn đoán bệnh cũng là một khó khăn về mặt tài chính đối với gia đình bệnh nhân cũng như với Quỹ Bảo hiểm y tế. Ngoài ra, điều trị ung thư gồm 3 phương pháp chính là phẫu thuật, hóa chất và xạ trị, có thể thêm điều trị nhắm trúng đích và điều trị miễn dịch, tất cả đều rất tốn kém. Bác sĩ Vinh Quang nói: "Chi phí điều trị cao, tỷ lệ mắc ung thư ngày càng gia tăng là gánh nặng cho người bệnh".
Vì vậy, bên cạnh việc nâng cao ý thức trong việc chăm sóc sức khỏe, thực hiện tầm soát ung thư để phát hiện bệnh sớm, việc chuẩn bị quỹ dự phòng tài chính cho rủi ro bệnh ung ung thư rất quan trọng. Với mong muốn được đồng hành và san sẻ gánh nặng tài chính với bệnh nhân mắc bệnh ung thư, công ty bảo hiểm nhân thọ Manulife Việt Nam đã triển khai sản phẩm Manulife Tự Tin 360 mang đến cho khách hàng nhiều quyền lợi hấp dẫn như: Bảo vệ sớm trước căn bệnh ung thư ngay từ giai đoạn đầu, được bảo vệ chuyên sâu với khoản chi trả thêm cho các trường hợp ung thư chi phí lớn. Ngoài ra, Manulife sẽ tiếp tục bảo vệ miễn phí cho khách hàng và con cái khi mắc bệnh ung thư, hỗ trợ trượt giá và thu nhập giúp bạn tự tin vui sống.
Như vậy, để biết chính xác chi phí tầm toàn ung thư bạn nên đến trực tiếp cơ sở y tế đang cung cấp dịch vụ này để được tư vấn. Mỗi loại ung thư có phương pháp sàng lọc và bộ xét nghiệm riêng, vì vậy bạn nên đến các địa chỉ uy tín để thực hiện sàng lọc. Ngoài ra, đừng quên dự phòng tài chính để dự phòng cho những rủi ro trong cuộc sống.