Thị trường giá xuống là khi chỉ số chứng khoán giảm từ 20% tính từ mốc giá cao nhất, trong thời gian ít nhất hai tháng.
Thuật ngữ thị trường giá xuống (còn gọi là thị trường gấu) tương đối mới lạ đối với nhiều nhà đầu tư, đặc biệt nhà đầu tư F0. Hai năm gần đây, thị trường chứng khoán Việt Nam tăng khá suôn sẻ, nhờ dòng tiền của các nhà đầu tư trong nước đổ vào tăng cao đột biến.
Đặc tính của thị trường giá xuống là các ngưỡng hỗ trợ bị xuyên thủng, kéo dài nhiều tháng. Những cột mốc, điểm hỗ trợ bị phá vỡ. Thị trường liên tiếp thiết lập một mặt bằng đáy mới, tức là mức đáy sau thấp hơn mức đáy trước. Giá cổ phiếu liên tục giảm. Số lượng mã cổ phiếu tăng giá chiếm rất ít, chỉ khoảng 20-30% toàn thị trường. Ngược lại, số lượng mã cổ phiếu giảm giá chiếm 70-80%, thậm chí hơn. Điều đó có nghĩa xác suất để chọn được một cổ phiếu tăng giá, cổ phiếu đầu tư có lời là thấp. Nhiều nhà đầu tư giảm tới 50% lợi nhuận, hoặc bị âm tài khoản do lỡ mua cổ phiếu ở vùng giá cao.
Thông thường, ở thị trường giá xuống, vòng quay T bắt đầu lỗ, tức là khi cổ phiếu về (T3+) tài khoản chứng khoán nhà đầu tư lướt sóng sẽ khó kiếm được lợi nhuận và lỗ. Vì vậy họ sẽ hạn chế giao dịch trong thị trường giá xuống, khiến thanh khoản thị trường giảm.
Thị trường giá xuống làm ảnh hưởng đến tâm lý các nhà đầu tư, dẫn đến việc bán tháo cổ phiếu, bất chấp mục đích đầu tư ban đầu là dài hạn. Tuy nhiên, thị trường này không tồn tại quá lâu. Theo Trung tâm Nghiên cứu Tài chính Schwab (Mỹ), thị trường giá xuống chỉ kéo dài trung bình khoảng 15 tháng. Trong khi đó, thị trường giá xuống ngắn nhất trong lịch sử chỉ kéo dài một tháng, xảy ra vào đầu năm 2020, thời điểm bắt đầu đại dịch Covid-19.
Mặc dù việc bán tháo, thoát hàng trong một thị trường giá xuống là dễ dàng thực hiện, nhưng việc xác định thời điểm cho thị trường lại rất khó khăn, ngay cả đối với các chuyên gia. Hơn nữa, chiến lược cắt lỗ, thu về tiền mặt không phải là động thái tốt nhất để bảo vệ tài sản của nhà đầu tư, nhất là trong điều kiện lạm phát tăng cao, lãi suất thấp. Trừ khi có nhu cầu tiền mặt ngay lập tức, nếu không, khi thị trường phục hồi, nhà đầu tư có thể sẽ hối tiếc vì đã bán cổ phiếu lúc giá rẻ.
Vì vậy, điều quan trọng nhất mà nhà đầu tư có thể làm là chọn các khoản đầu tư chất lượng cao với ý định giữ lâu dài. Ngoài ra, trong thị trường giá xuống, nhà đầu tư có thể tận dụng cơ hội mua rẻ các cổ phiếu cơ bản thuộc nhóm vốn hóa lớn để tạo lợi nhuận lâu dài. Thị trường giá xuống nhìn chung không hấp dẫn, nhưng lại là một cơ hội tốt đối với nhiều nhà đầu tư có tầm nhìn, kỷ luật và kiên trì.
Thuật ngữ thị trường giá xuống (còn gọi là thị trường gấu) tương đối mới lạ đối với nhiều nhà đầu tư, đặc biệt nhà đầu tư F0. Hai năm gần đây, thị trường chứng khoán Việt Nam tăng khá suôn sẻ, nhờ dòng tiền của các nhà đầu tư trong nước đổ vào tăng cao đột biến.
Đặc tính của thị trường giá xuống là các ngưỡng hỗ trợ bị xuyên thủng, kéo dài nhiều tháng. Những cột mốc, điểm hỗ trợ bị phá vỡ. Thị trường liên tiếp thiết lập một mặt bằng đáy mới, tức là mức đáy sau thấp hơn mức đáy trước. Giá cổ phiếu liên tục giảm. Số lượng mã cổ phiếu tăng giá chiếm rất ít, chỉ khoảng 20-30% toàn thị trường. Ngược lại, số lượng mã cổ phiếu giảm giá chiếm 70-80%, thậm chí hơn. Điều đó có nghĩa xác suất để chọn được một cổ phiếu tăng giá, cổ phiếu đầu tư có lời là thấp. Nhiều nhà đầu tư giảm tới 50% lợi nhuận, hoặc bị âm tài khoản do lỡ mua cổ phiếu ở vùng giá cao.
Thông thường, ở thị trường giá xuống, vòng quay T bắt đầu lỗ, tức là khi cổ phiếu về (T3+) tài khoản chứng khoán nhà đầu tư lướt sóng sẽ khó kiếm được lợi nhuận và lỗ. Vì vậy họ sẽ hạn chế giao dịch trong thị trường giá xuống, khiến thanh khoản thị trường giảm.
Thị trường giá xuống làm ảnh hưởng đến tâm lý các nhà đầu tư, dẫn đến việc bán tháo cổ phiếu, bất chấp mục đích đầu tư ban đầu là dài hạn. Tuy nhiên, thị trường này không tồn tại quá lâu. Theo Trung tâm Nghiên cứu Tài chính Schwab (Mỹ), thị trường giá xuống chỉ kéo dài trung bình khoảng 15 tháng. Trong khi đó, thị trường giá xuống ngắn nhất trong lịch sử chỉ kéo dài một tháng, xảy ra vào đầu năm 2020, thời điểm bắt đầu đại dịch Covid-19.
Mặc dù việc bán tháo, thoát hàng trong một thị trường giá xuống là dễ dàng thực hiện, nhưng việc xác định thời điểm cho thị trường lại rất khó khăn, ngay cả đối với các chuyên gia. Hơn nữa, chiến lược cắt lỗ, thu về tiền mặt không phải là động thái tốt nhất để bảo vệ tài sản của nhà đầu tư, nhất là trong điều kiện lạm phát tăng cao, lãi suất thấp. Trừ khi có nhu cầu tiền mặt ngay lập tức, nếu không, khi thị trường phục hồi, nhà đầu tư có thể sẽ hối tiếc vì đã bán cổ phiếu lúc giá rẻ.
Vì vậy, điều quan trọng nhất mà nhà đầu tư có thể làm là chọn các khoản đầu tư chất lượng cao với ý định giữ lâu dài. Ngoài ra, trong thị trường giá xuống, nhà đầu tư có thể tận dụng cơ hội mua rẻ các cổ phiếu cơ bản thuộc nhóm vốn hóa lớn để tạo lợi nhuận lâu dài. Thị trường giá xuống nhìn chung không hấp dẫn, nhưng lại là một cơ hội tốt đối với nhiều nhà đầu tư có tầm nhìn, kỷ luật và kiên trì.
Tags:
thuật ngữ chứng khoán