Bạn có bao giờ rơi vào tình trạng ‘thiếu trước hụt sau’ dù thu nhập cá nhân không thấp hay thậm chí cao hơn so với bạn bè cùng trang lứa? Bạn rơi vào tình trạng thường xuyên phải trì hoãn những kế hoạch lớn như học lên thạc sĩ, kết hôn hay sinh con vì lý do chưa chuẩn bị đủ nguồn lực về tài chính?
Dưới đây là 4 mẹo giúp bạn đạt được mong muốn này:
1. Tự nấu ăn
Thực phẩm là nhu cầu thiết yếu của mỗi người. Và với một thu nhập ổn định, nhiều người thường tự thưởng cho bản thân bằng cách chi tiêu một khoản không nhỏ cho những bữa ăn tại các nhà hàng sang trọng. Thói quen này có thể làm cho quỹ ăn uống chiếm đến 20-30% chi phí cá nhân hàng tháng.
Tuy nhiên, theo các nhà khoa học tại Mỹ, bạn chỉ nên chi từ 7,5%-10% ngân sách chi tiêu hàng tháng cho việc ăn uống nếu muốn tiết kiệm trong 5 năm đầu của sự nghiệp. Tuy nhiên, để thay đổi thói quen ăn ngoài hoàn toàn không dễ. Lời khuyên là bạn nên bắt đầu thay đổi từng bước. Bắt đầu bằng việc thức dậy sớm để chuẩn bị món ăn sáng và tiếp theo là hình thành thói quen đi siêu thị vào cuối tuần để sơ chế thực phẩm dùng cho các bữa tối trong tuần. Điều này ngoài việc giúp bạn tiết kiệm chi phí ăn uống mà tạo một nhịp sống khỏe mạnh với những bữa cơm đủ dưỡng chất và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Trở thành thủ quỹ cho bản thân
Thành lập bản thu chi, chú ý đến những chi phí nhỏ và hạn chế mua trả góp là những điều bạn cần làm để đảm bảo không lạm chi vào những khoản không cần thiết.
Khi đã hình thành thói quen tiêu tiền, rất khó để bạn có thể cắt giảm chi tiêu hợp lý để không ảnh hưởng quá nhiều đến cách mà bạn tận hưởng cuộc sống. Hãy thực hiện việc ghi chép những khoản chi hàng ngày. Bạn sẽ nhanh chóng tìm ra những khoản bội chi, từ đó cắt giảm những đầu mục không cần thiết và tạo ra nguồn quỹ tiết kiệm riêng cho bản thân.
Thẻ tín dụng là sản phẩm giúp bạn mua sắm dễ dàng hơn bao giờ hết. Kéo theo đó là việc ngày càng có nhiều sản phẩm chấp nhận hình thức trả góp. Tuy nhiên, chính những khoản trả góp này có thể sẽ gây khó khi bạn tính toán những chi phí trong tháng. Do đó, nếu không có khả năng quản lý chi tiêu tốt, bạn nên hạn chế sử dụng hình thức trả góp dài hạn và chỉ chọn hình thức này khi mua những sản phẩm & dịch vụ thiết yếu.
3. Chia nhỏ thu nhập
Hãy chia thu nhập của bạn thành 6 phần. Công thức này được lập ra bởi Harv Eker, tác giả của cuốn sách Bí mật tư duy triệu phú và Làm giàu nhanh .
6 phần này bao gồm:
- Quỹ tiết kiệm (10%) là khoản tiết kiệm quan trọng nhất, bạn không được phép xài khoản này trừ những trường hợp bất khả kháng.
- Tiết kiệm dài hạn (10%) là khoản tiết kiệm dùng cho những mục tiêu dài hạn như mua nhà, cho con đi du học, mua xe hơi…
- Giáo dục (10%) là quỹ dành cho những hoạt động trau dồi kiến thức, tham gia vào các khóa đào tạo kỹ năng.
- Nhu cầu thiết yếu (55%) là khoản bắt buộc chi như tiền nhà, điện, nước, ăn uống…
- Hưởng thụ (15%) dành cho mục đích giải trí và tự thưởng cho bản thân.
Ngoài ra, hãy kiếm nguồn thu nhập phụ nếu có thể vì phụ thuộc vào một nguồn thu luôn tiềm ẩn rủi ro.
4. Mua bảo hiểm sức khỏe
Đây là một trong những nhu cầu nằm trong danh mục thiết yếu. Ô nhiễm môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo cũng như làm việc quá sức có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều hơn bạn nghĩ.
Tham gia bảo hiểm sức khỏe đem lại sự yên tâm về nguồn tài chính trong tương lai khi những rủi ro xảy ra sẽ được thanh toán, giúp kế hoạch tiết kiệm của bạn không bị ảnh hưởng. Ngoài ra, tham gia vào những chương trình bảo vệ sức khỏe còn giúp hình thành thói quen tốt là kiểm tra sức khỏe định kỳ.