Tiết kiệm từ sớm chính là đảm bảo tương lai lâu dài cho bản thân. Những người trẻ, hãy tự mình xây dựng một kế hoạch tài chính vững chắc để có cuộc sống tuổi già an nhàn.
Tích lũy cho hưu trí là một quá trình dài với sự chuẩn bị đúng đắn và có kỷ luật. Chúng ta chỉ có 35 - 40 năm để làm việc và tiết kiệm tài chính, vậy nên chủ động tích lũy từ khi còn trẻ để an nhàn tuổi già là điều cần phải làm ngay từ sớm.
Cách đây ít năm tôi từng có dịp đọc qua một bài báo ảnh với tiêu đề “Đầu bạc, lưng còng len lỏi mưu sinh khắp thủ đô” nói về cuộc sống và công việc của những người già trên chính mảnh đất Hà Nội. Họ làm rất nhiều nghề khác nhau từ cắt tóc, bán báo cho đến mài dao, bán nước… Với những người trẻ như tôi, lần đầu nhìn thấy những hình ảnh này, tôi đã lặng đi và tự hỏi tại sao ở độ tuổi mà lẽ ra họ phải quây quần bên con cháu, hưởng thụ cuộc sống vui vẻ và an nhàn thì lại phải vất vả làm việc để tự nuôi sống bản thân. Phải chăng bởi gánh nặng tài chính vẫn còn đè nặng trên vai khiến tuổi già chẳng còn đúng nghĩa như nó vốn có?
Những hình ảnh này cho đến mãi về sau khi nghĩ lại tôi vẫn còn rất xúc động. Nó ghim vào tâm trí để tôi hiểu rằng một sự chuẩn bị về tài chính, một sự tích lũy cho kế hoạch hưu trí lúc tuổi xế chiều thực sự cần thiết như thế nào. Chỉ khi bạn thực sự tận mắt chứng kiến những cảnh đời vất vả của tuổi già bạn sẽ thấy giữa tài chính và tuổi già có mối quan hệ rõ ràng đến mức chân thực, đủ để thôi thúc bạn phải nhìn nhận lại lối sống và cách suy nghĩ của mình.
Tôi từng chia sẻ với người bạn của mình về bài báo đã đọc và thử đặt câu hỏi với chị rằng, liệu có hay không những câu chuyện mưu sinh như bài báo đã nêu. Chị bảo, không hiếm những cụ ông, cụ bà lao động vì niềm vui nhưng cũng có người bắt buộc phải lao động để mưu sinh. Tâm lý tuổi già là không muốn trở thành gánh nặng cho con cháu, họ muốn tự chăm sóc được bản thân và có thể làm những điều mình thích. Với những người không có sự đầu tư tích lũy từ sớm, họ phải lao động.
Lời tâm sự của chị càng khiến tôi tin rằng tài chính đóng một vai trò không hề nhỏ trong việc tạo dựng một cuộc sống viên mãn, hạnh phúc. Sự hoang phí trong chi tiêu khi còn trẻ phần nhiều được đổi lại bằng gánh nặng khi về già. Tài chính được xem là tấm thẻ bảo hiểm hưu trí tuyệt vời, dự phòng cho những rủi ro có thể xảy ra trong cuộc sống mà không ai lường trước được. Có kinh tế vững mạnh, bạn có thể tự chịu trách nhiệm với chính cuộc sống của mình.
Tại Việt Nam, tuổi nghỉ hưu được quy định là 60 đối với nam và 55 đối với nữ. Mọi người chỉ có từ 35 – 40 năm để làm việc và tiết kiệm tài chính, đầu tư sinh lời nhằm đảm bảo cuộc sống tuổi già đúng nghĩa. Tiết kiệm càng sớm bạn càng chủ động cho chính cuộc sống của mình. Bởi vậy, những người trẻ thay vì từng ngày sống trong sự hoang phí, hãy một lần nhìn lại cuộc sống của chính mình, lên kế hoạch làm việc chăm chỉ, tiết kiệm một quỹ tài chính đủ để đổi lấy cuộc sống hưu trí hạnh phúc, thoải mái ở tuổi xế chiều. Tiền bạc có thể không phải là tất cả trong cuộc sống của mỗi người nhưng nó có thể hỗ trợ bạn chăm sóc sức khỏe, tạo sự an nhàn ở tuổi xế chiều. Vậy tại sao bạn không gây dựng nó từ sớm? Ngay từ bây giờ hãy tích lũy tài chính tạo một quỹ hưu trí cho chính mình.
Có rất nhiều phương án tiết kiệm tài chính từ khi còn trẻ như gửi tiết kiệm, đầu tư, kinh doanh… trong đó cân nhắc tham gia các sản phẩm bảo hiểm tiết kiệm hưu trí là một giải pháp hữu hiệu giúp bạn vừa tận hưởng cuộc sống hiện tại nhưng vẫn có thể để dành tiền về hưu, đảm bảo nguồn thu nhập vững chắc khi về già. Một sản phẩm mà bạn có thể tham gia là bảo hiểm hưu trí của Manulife. Với sản phẩm này, bạn có thể đạt được hai mục tiêu là tiết kiệm hợp lý và đầu tư hiệu quả thông qua những giải pháp ưu việt.
Oscar Wilde, nhà văn nổi tiếng của Ireland từng chia sẻ: "Lúc còn trẻ, tôi đã từng cho rằng tiền là tất cả, giờ về già, mới nhận ra đúng thật là vậy”. Đây là lời khuyên dành cho người trẻ về "tiền bạc" nếu không muốn hối hận khi tuổi già. Hãy có kế hoạch tài chính ngay từ bây giờ để đảm bảo tuổi già của bạn được vui khỏe.